Sự nghiệp Trịnh Trân (nhà Thanh)

Năm thứ 8 (1828), Trân giành Tú tài, nhưng nhiều lần lên kinh tham gia thi Hội đều không trúng. Năm thứ 18 (1838), Trân nhận lời mời của Tri phủ Bình Hàn, cùng Mạc Hữu Chi biên soạn Tuân Nghĩa phủ chí; việc này kéo dài đến 3 năm, sau đó, Trân tiếp tục thi Hội 3 lần nữa, đều không thành công. Theo lệ Trân được xét Đại thao nhị đẳng, bổ nhiệm giáo chức [6].

Năm thứ 24 (1844), Trận nhiệm chức Cổ Châu thính học huấn đạo (nay là huyện Dong Giang), Lệ Ba huyện học giáo dụ, kế đó làm Trấn Viễn phủ học Đại lý huấn đạo và Lệ Ba huyện học huấn đạo, mỗi nơi đều không đầy năm. Sau đó Trân quay về Tuân Nghĩa, đảm nhiệm việc giảng dạy ở các thư viện Khải Tú, Tương Xuyên, bồi dưỡng nên một thế hệ nhân tài là bọn Trịnh Tri Đồng [7], Lê Thứ Xương [8], Mạc Đình Chi [9].

Năm Hàm Phong thứ 5 (1855), Trân soái quân giữ thành, chống lại quân khởi nghĩa người Miêu xâm phạm Lệ Ba. Năm Đồng Trị thứ 2 (1863), nhờ đại học sĩ Kỳ Tuyển Tảo tiến cử, Trân được triều đình phát đặc chỉ, bổ dụng làm tri huyện ở Giang Tô, nhưng ông từ tạ không nhận. Năm thứ 3 (1864), Trân bệnh mất, hưởng thọ 59 tuổi, được chôn cất ở núi Tử Ngọ thuộc Vũ Môn Hương.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trịnh Trân (nhà Thanh) http://www.literature.org.cn/article.aspx?id=24441 http://ctext.org/library.pl?if=en&res=1768&remap=g... http://ctext.org/library.pl?if=en&res=1989 http://ctext.org/library.pl?if=gb&res=1430 http://ctext.org/library.pl?if=gb&res=1490 http://ctext.org/library.pl?if=gb&res=1494 http://ctext.org/library.pl?if=gb&res=1515 http://ctext.org/library.pl?if=gb&res=1516 http://ctext.org/library.pl?if=gb&res=1753&remap=g... http://ctext.org/library.pl?if=gb&res=1897